Đèn pha được coi là bộ phận quan trọng tất yếu không thể thiếu của xe ô tô khi vận hành trong đêm tối. Hiện nay có 4 công nghệ chiếu sáng tương ứng với 4 loại đèn xe được sử dụng phổ biến trên thị trường, đó là đèn Xenon, đèn Laser, đèn Halogen và đèn Led. Tùy theo mẫu xe, nhu cầu sở thích và phong cách của khách hàng mà sử dụng loại đèn pha tương ứng. Tuy nhiên loại đèn nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng, hãy cùng Vietnam Auto Care khám phá tất tần tật thông tin vềcác loại đèn pha ô tô để có cho mình sự lựa chọn đúng đắn khi muốn lắp đèn cho xế yêu của mình.
Chi tiết về đèn pha ô tô
Đèn pha xe có nhiệm vụ chiếu xa, cung cấp ánh sáng giúp tài xế có thể nhìn thấy chướng ngại vật vào ban đêm, trong điều kiện thiếu ánh sáng. Các luồng sáng của đèn pha rất mạnh, cung cấp tầm nhìn xa trong phạm vi khoảng 100m và chính xác.
Ánh sáng của đèn pha chủ yếu tồn tại ở 2 màu cơ bản: màu trắng lạnh với nhiệt độ màu là 6500k và màu vàng ấm với nhiệt độ màu 3000k. Nhiệt độ màu ở ánh sáng càng cao thì hiệu suất chiếu sáng càng lớn.
So sánh chung về 4 loại đèn được sử dụng phổ biến trên thị trường thì:
- Đèn LED có nhiệt độ ánh sáng khoảng 6000 độ k, có khả năng phát ra các tia sáng có thể trắng hơn ánh sáng ban ngày.
- Đèn Xenon có màu ánh sáng vào khoảng 4500 độ k
- Đèn Halogen chiếu ra các tia ánh sáng màu vàng ấm với nhiệt độ 3200 độ k
- Đèn Laser có công nghệ chiếu sáng hiện đại nhưng cũng đắt đỏ nhất, công nghệ đèn Laser hiện chỉ được ứng dụng ở một số mẫu xe cao cấp.
Các loại đèn pha ô tô phổ biến được ưa chuộng nhất năm 2022
Dưới đây là sự phân tích cụ thể, chi tiết cho từng loại đèn pha xe. giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất cho từng đèn mẫu đèn pha.
1. Đèn Halogen
Đèn có cấu tạo đơn giản gồm: hỗn hợp khí trơ, sợi dây tóc vonfram, chất Halogen, giá cả dao động trong khoảng từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng. triệu (có thể thay đổi tùy vào cơ sở bán, thời điểm, phiên bản). Đèn Halogen là đèn pha thông dụng nhất, được ứng dụng nhiều ở đa số mẫu xe
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, đa dạng kích thước
- Chi phí thấp, tuổi thọ cao trung bình khoảng 10000 giờ
- Công suất khoảng 55W rong điều kiện chiếu sáng thông thường
- Dễ thay thế
- Cho ánh sáng vàng, mang lại lợi thế khi di chuyển ở điều kiện sương mù
Nhược điểm:
- Khoảng cách chiếu sáng ngắn
- Đa phần ánh sáng của đèn chiếu thành nhiệt năng khiến điện năng bị tiêu hao nhiều và làm giảm hiệu suất chiếu sáng
- Sau thời gian sử dụng lâu dài, vonfram sẽ bốc hơi, đọng lại trên lớp thủy tinh khiến bóng đèn bị thủng, đòi hỏi chi phí thay mới hoặc bảo dưỡng
- Halogen được xem như loại bóng hết thời trong các loại đèn pha ô tô trong tương lai
2. Đèn Xenon

Đèn pha Xenon hay còn gọi là HID là hệ thống ánh sáng cường độ cao, được trang bị trên một số dòng xe cao cấp. Đèn Xenon tạo ra tia ánh sáng xanh – trắng với cường độ ánh sáng cao. So với đèn Halogen thì đèn Xenon có nguồn sáng sáng hơn gấp 2 đến 3 lần, tỏa nhiệt ít hơn.
Tuổi thọ trung bình của đèn lên tới 2000 giờ, nhiệt độ màu vào khoảng 4300 độ k. Đèn Xenon cần một nguồn điện lớn để khởi động, nhưng sau đó lại cần rất ít điện năng để duy trì độ sáng ổn định. Một cặp đèn Xenon có giá khoảng 2 -8 triệu (có thể thay đổi tùy vào cơ sở bán, thời điểm, phiên bản)
Ưu điểm:
- Tuổi thọ bóng đèn cao
- Hiệu suất lớn, tỏa sáng mạnh
- Chiếu rộng, chiếu xa, ít tán xạ giúp cải thiện tầm nhìn
- Chi phí hợp lý
Nhược điểm:
- Hiệu suất chiếu sáng cao, dễ gây chói mắt người đi đường
- Khó khăn khi chuyển làn, đỗ xe khi tia ánh sáng tập trung và ít bị tán xạ khiến tài xế không thấy gì ngoài trường chiếu sáng của đèn
- Có cấu tạo phức tạp
- Chi phí bảo dưỡng cao
- Khó bảo dưỡng và thay thế
3.Đèn LED
LED là công nghệ hiện đại, mới được ứng dụng trong vài năm trở lại đây. Đèn có thể phát sáng thông qua các điốt với kích thước nhỏ khi có dòng điện tác động vào.

Đèn pha LED là một trong các loại đèn pha ô tô tiêu tốn rất ít năng lượng, được cấu tạo từ nhiều chip bán dẫn, màu của tia sáng ánh phụ thuộc vào chất có trong chất chip bán dẫn. Giá trung bình của một cặp đèn pha LED từ 500.000 đồng trở lên, tùy từng phiên bản.
Ưu điểm của đèn LED:
- Tiêu thụ ít điện năng
- Tuổi thọ cao lên đến 15.000 giờ
- Hình dạng, kích thước đèn LED đa dạng
- Ánh sáng định hướng, không khuếch tán ứng dụng được trong cả đèn xi – nhan và chiếu hậu
Nhược điểm:
- Chi phí đắt đỏ
- Nhiệt lượng tỏa ra lớn gây ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong
- Thiết kế phức tạp
4. Đèn Laser
Công nghệ đèn Laser là công nghệ chiếu sáng mới nhất, hiện chỉ xuất hiện ở một số mẫu xe cao cấp như: BMW i8, Audi R8. Đèn Laser có thể tạo ra nguồn ánh sáng lớn hơn gấp 1000 lần đèn LED mà chỉ tiêu tốn một lượng điện năng nhỏ.
Ưu điểm:
- Cường độ chiếu sáng lớn, phạm vi chiếu sáng rộng, tầm nhìn xa vào khoảng 600m
- Tuổi thọ kéo dài đến 50.000 giờ
- Nhỏ gọn tiết kiệm năng lượng
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Đèn tạo ra nhiệt lượng lớn, nên cần lắp đặt hệ thống tản nhiệt làm mát
- Đèn Laser không sử dụng được cho cả hai đèn đèn chiếu xa và chiếu gần nên vẫn cần sự hoạt động của đèn pha khác như halogen, Led.
Những lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô
Đèn pha là thiết bị quan trọng đảm bảo cho sự vận hành trơn tru của chiếc xe trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi sử dụng các loại đèn pha ô tô cần nắm rõ các lưu ý sau:
- Khi căn chỉnh đèn pha ô tô thì cần điều chỉnh độ tụ của đèn xe về chế độ cos
- Để đảm bảo tính chính xác của độ chụm đèn pha, bạn cần che đèn cos hoặc ngắt rắc kết nối.
- Nếu kiểm tra đèn pha bên dưới thì người lái cần che đèn pha bên phụ lại và ngược lại, khi test đèn bên phụ thì che đèn pha phía người lái lại.
- Việc che đèn không được để quá 3 phút vì dễ gây cháy kính đèn do nhiệt lượng tỏa ra cao.
- Nên bật đèn pha khi chạy cao tốc, đường ngoại ô bởi đèn pha cung cấp ánh sáng tối đa cho người lái, giúp bao quát tầm nhìn.
- Sử dụng nháy pha, đá pha khi chuyển làn, xin đường thay cho còi xe bởi ô tô thường đóng kín cửa , ở khoảng cách xa sẽ khó nghe được.
Trên đây là sự tổng hợp phân tích, đánh giá khách quan nhất về các loại đèn pha ô tô. Hãy theo dõi trang để cập nhật thêm những bài viết hữu ích, những chia sẻ thiết thực, về xe ô tô.